Bị lừa đảo trên Facebook và các cách để đòi lại tiền? 2022

Bị lừa đảo trên Facebook và các cách để đòi lại tiền?

Bị lừa đảo trên Facebook và các cách để đòi lại tiền?

Bị lừa đảo trên Facebook và các cách để đòi lại tiền?

SLIM | Khi mạng xã hội trở nên phổ biến, nhiều người dựa vào đây để lừa gạt người khác. Các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan Công an, Tòa án,… để dọa nạt, đánh vào tâm lý lo sợ của người dân. Nạn nhân thường được nhắm đến là người cao tuổi, nội trợ,… ít giao tiếp xã hội và không nắm bắt thông tin mới.

Vậy, khi một người bị lừa trên Facebook, làm thế nào để đòi lại tiền? Mời Quý vị đọc bài viết chia sẻ sau để tránh bị kẻ gian lừa đảo nhé!

Một số hình thức lừa đảo qua Facebook phổ biến

Hình thức lừa đảo ở đâu cũng vậy, vô cùng “muôn hình vạn trạng”. Tuy nhiên, trên Facebook – thế giới ảo thì hình thức lừa đảo dường như đa dạng hơn rất nhiều.

Đặc biệt, việc đăng ký và tạo lập các tài khoản Facebook hiện nay được thực hiện một cách dễ dàng dẫn đến tình trạng rất nhiều tài khoản giả mạo tồn tại tràn lan trên Facebook, rất khó để kiểm soát và phân biệt được với các tài khoản thật.

Bị lừa đảo trên Facebook và các cách để đòi lại tiền?

Một số hình thức lừa đảo qua Facebook phổ biến thường xuyên nhận được phản ảnh từ độc giả gồm:

Hack Facebook hỏi vay tiền

“Hack” Facebook sau đó hỏi vay tiền, nạp điện thoại  với bạn bè người thân của chủ nhân Facebook với mục đích chiếm đoạt.

Lừa đảo tặng quà nước ngoài

Tặng quà từ nước ngoài: Đối tượng lừa đảo sẽ giả mạo người nước ngoài, đề nghị được tặng nạn nhân một món quà, nhưng để nhận được món quà đó thì nạn nhân phải chi một khoản tiền để thanh toán phí hải quan và phí vận chuyển. Nếu đồng ý chuyển tiền thì nạn nhân chính thức “sập bẫy”.

Giả mạo bán hàng online

Giả mạo bán hàng: Đối tượng lừa đảo bán hàng online trên mạng xã hội, yêu cầu khách mua hàng ứng trước một khoản tiền trước khi giao hàng. Sau khi ứng tiền cho các đối tượng lừa đảo thì khách hàng sẽ bị chặn tài khoản.

Cảnh giác cuộc gọi lừa đảo - mạo danh - nháy máy gọi lại - tự xưng cơ quan chức năng


Xem thêm bài: Cảnh giác cuộc gọi lừa đảo, mạo danh, nháy máy gọi lại


Giả mạo bán xổ số lô đề

Giả mạo là người làm trong các công ty xổ số và bán số lô, đề cho người chơi. Tuy nhiên, đây chỉ là một hình thức lừa đảo. Và vì việc chơi lô, đề cũng vi phạm pháp luật nên nạn nhân cũng không dám trình báo cơ quan chức năng.

Lừa đảo người bán hàng

Đối tượng mua hàng nhưng đang ở nước ngoài, khi chuyển tiền, đối tượng tạo ra thông báo đã chuyển tiền giả kèm theo đường dẫn để người bán vào xác nhận nhận tiền; mục đích là lấy mã OTP và chỉ sau vài giây toàn bộ số tiền trong tài khoản biến mất.

Lừa đảo bán hàng nhận phần thưởng và quà tặng

Lừa đảo trúng thưởng trên Facebook

Đối với hình thức lừa đảo này, đối tượng lừa đảo gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng các tài khoản Facebook. Khi có người liên lạc lại, đối tượng thông báo phải nộp phí hồ sơ hoặc phí thực hiện thủ tục để lĩnh thưởng. Sau khi nhận được tiền thì các đối tượng chặn liên lạc của nạn nhân…

Bị lừa đảo trên Facebook và làm cách nào để đòi lại tiền?

Thông thường, khi bị lừa trên Facebook, mọi thông tin của đối tượng lừa đảo đều là giả mạo. Vì thế, sẽ rất khó cho nạn nhân khi nỗ lực đòi lại tiền. Khi bị lừa, nạn nhân nên ngay lập tức đi trình báo với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

Các đầu số lạ thường có lời thu âm sẵn và cảnh báo của Bộ TT&TT

Căn cứ theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

– Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

– Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Để thuận tiện cho việc điều tra, xác minh của cơ quan điều tra, nếu có thông tin chính xác về đối tượng lừa đảo, nạn nhân có thể tố cáo hành vi lừa đảo đến cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận, huyện, hoặc Viện Kiểm sát nhân dân nơi người đó cư trú. 

Nếu không xác định được nơi cư trú của người đó, người bị lừa có thể làm đơn tố cáo gửi Công an quận, huyện, Viện Kiểm sát nhân dân nơi mình cư trú.

Bảo Châu (tổng hợp)

Nguồn tham khảo: https://luatvietnam.vn/hanh-chinh/bo-luat-to-tung-hinh-su-nam-2015-101322-d1.html


Lừa đảo qua điện thoại “trúng thưởng may mắn”

Hỏi: Khoảng mấy ngày trước em có nhận được một số điện thoại gọi là em chính là khách hàng may mắn trong 5 khách hàng trúng thưởng của một công ty và nói em là khách hàng may mắn khi đã mua hàng trên tivi giờ có quay số nên trúng đuợc một bộ trang sức 7 chỉ vàng 18k, nhưng lại kêu là do lâu quá không mua hàng nên giờ mua 1 món của công ty để công ty gửi vàng về chung với sản phẩm luôn…

Khi chưa nhận được hàng thì bảo: khi nhận hàng xong được kiêm tra, nếu không đúng được trả hàng lại; Nhưng khi nhận hàng lại không đúng, em trả lại thì không gọi được thuê bao, vậy có gọi là lừa đảo không..và người gạt em có bị phạt gì không? (Huỳnh Thu Phương).

Lừa đảo bán hàng nhận phần thưởng và quà

Trả lời:

Căn cứ pháp lý: Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Dựa theo thông tin được cung cấp thì người này đã có hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn, nên theo quy định của pháp luật và tùy vào mức độ thì họ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Như vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi với cơ quan có thẩm quyền để họ thực hiện việc điều tra. Tuy nhiên, do số điện thoại và địa chỉ của người này có thể làm giả nên rất khó khăn trong việc điều tra và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trên đây là bài viết tham khảo, tư vấn của SLIM về xử lý hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có gì thắc mắc thêm các bạn có thể hỏi các công ty Luật sư online hoặc gần nơi mình ở nhé!

Bảo Châu (tổng hợp)


Cảnh giác lừa đảo trên facebook

Cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo trên facebook và cuộc gọi lừa đảo nhá máy

Sử dụng Facebook để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

“Công an Tiền Giang cho biết đang điều tra 2 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn chuyển tiền qua ứng dụng của ngân hàng”.

Ngày 23-9, Công an Tiền Giang cho biết đang điều tra 2 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn chuyển tiền qua ứng dụng của ngân hàng. Theo điều tra ban đầu, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Tiền Giang xảy ra tình trạng lợi dụng tài khoản Facebook cá nhân để nhờ người thân hay người quen chuyển tiền rồi chiếm đoạt tài sản. 

Cụ thể, ngày 19-9, chị Nguyễn Thị Thúy Kiều (32 tuổi, ngụ xã Mỹ Phước Tây, thị xã Cai Lậy) nhận được tin nhắn từ tài khoản Facebook “Hà Nhi” hỏi mượn số tiền 30 triệu đồng. Nghĩ đây là tài khoản của em họ nên chị đã sử dụng ứng dụng Agribank – Emobile Banking chuyển 30 triệu đồng đến số tài khoản mà tài khoản facebook “Hà Nhi” cung cấp.

Sau khi chuyển khoản thành công, chị Kiều điện thoại cho Nhi để thông báo mới hay nick Facebook “Hà Nhi” đã bị người khác chiếm đoạt quyền sử dụng trước đó. Sau đó, chị Kiều đã đến Công an thị xã Cai Lậy trình báo vụ việc.

Cũng với thủ đoạn tương tự, ngày 15-9, chị Phan Lê Thị Thiên Thanh (23 tuổi, ngụ xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông) nhận được tin nhắn từ tài khoản Facebook “Châu Hoàng” hỏi mượn số tiền 10 triệu đồng. Nghĩ đây là tài khoản của một người bạn ở phường An Bình, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương nên chị đã chuyển số tiền 10 triệu đồng đến số tài khoản mà nick Facebook “Châu Hoàng” cung cấp. 

Sau khi chuyển khoản thành công, chị Thanh lên mạng Facebook thì thấy chồng của chị Châu đăng thông báo tài khoản Facebook của vợ là Châu Hoàng đã bị người khác chiếm đoạt sử dụng. Lúc này, chị Thanh liên hệ với chị Châu thì biết rằng mình đã bị lừa. Sau đó, chị Thanh đến công an trình báo vụ việc.

Trích nguồn báo Tuổi trẻ


ỦNG HỘ THEO DÕI YOUTUBE | FANPAGE

5/5 (36 bình chọn)

One thought on “Bị lừa đảo trên Facebook và các cách để đòi lại tiền?

Comments are closed.

0888.766.877