Cách trị khô môi nứt nẻ khi ngủ và ngồi phòng máy lạnh
SLIM | Việc sử dụng máy lạnh nhiều trong thời tiết nắng nóng có thể làm cho không khí trong phòng trở nên hanh khô, làm cho môi mất nước và dễ bị khô môi. Trong bài viết sau đây, SLIM sẽ gợi ý một số cách trị khô môi hiệu quả và thực hiện dễ dàng.
Khô môi nứt nẻ là gì?
Môi khô nứt nẻ là một triệu chứng mà môi bị khô, bong tróc hoặc nứt ra. Các vết nứt có thể xuất hiện trên bề mặt của môi trên lẫn môi dưới và môi có thể bị đau cũng như có thể chảy máu. Trong hầu hết các trường hợp, nứt môi không phải là tình trạng nghiêm trọng và không gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nguyên nhân và triệu chứng bị khô môi nứt nẻ
Trong hầu hết các trường hợp, nứt môi không phải là tình trạng nghiêm trọng và không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Môi nứt nẻ có thể là dấu hiệu của việc mất nước. Mất nước nghiêm trọng và mất cân bằng điện giải có thể dẫn đến sốc hoặc hôn mê và có thể đe dọa tính mạng.
Vì vậy, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bản thân hoặc người đi cùng có các triệu chứng mất nước nghiêm trọng, chẳng hạn như lú lẫn, hôn mê, mất ý thức, da lạnh hoặc giảm bài tiết nước tiểu. Đôi môi nứt nẻ có thể đi kèm với các triệu chứng khác ảnh hưởng đến miệng bao gồm:
- Chảy máu
- Lở loét môi
- Vết loét lạnh do nhiễm vi rút herpes simplex
- Khô miệng
- Giọng nói khàn
- Đỏ, nóng hoặc sưng môi
Đồng thời, môi nứt nẻ có thể đi kèm với các triệu chứng liên quan đến các hệ thống cơ thể khác. Chúng có thể bao gồm:
- Cảm thấy rất khát
- Cảm giác mệt mỏi, đuối sức
- Đau đầu
- Phát ban
- Nghẹt mũi
7 Cách trị kho môi nứt nẻ
1. Uống nhiều nước
Đây là cách thức luôn được nhắc đến nhiều nhất. Uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cho làn da và môi của bạn được cung cấp độ ẩm tốt hơn, hạn chế tình trạng khô môi gây nứt nẻ.

Bạn cũng có thể gián tiếp cung cấp nước cho cơ thể bằng cách ăn nhiều hoa quả có nhiều vitamin C như cam, quýt, và các loại trái cây khác.
2. Bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B2
Cơ thể thiếu vitamin B2 là một trong những nguyên nhân khiến môi dễ khô và bong tróc hơn. Do đó, bạn nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm như rau màu xanh đậm, chuối, táo, lê, gan động vật, cá hồi, cá thu, sữa, trứng… để cung cấp vitamin B2 cho cơ thể, hạn chế đôi môi không còn bong tróc và nứt nẻ.

3. Hạn chế thức ăn gây khô môi
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm cung cấp vitamin giúp môi căng bóng, mềm mại thì bạn cũng nên hạn chế những loại thực phẩm có thể gây khô, nứt môi như hạt tiêu, ớt và những loại thức ăn cay nóng.

4. Dùng son dưỡng hoặc mặt nạ dưỡng môi
Bạn có thể sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dưa chuột, nha đam và mật ong,… để đắp lên môi nhằm dưỡng ẩm cho môi của mình. Ngoài tác dụng làm ẩm đôi môi, các loại trái cây này còn giúp cho môi bạn thêm phần căng bóng và mịn màng.

Ngoài ra, các bạn có thể áp dụng bước tẩy tế bào chết cho da môi trước khi dưỡng ẩm. Việc này giúp cho tinh chất dưỡng ẩm được hấp thụ hiệu quả hơn vào môi của mình.
5. Không chạm tay hoặc liếm môi
Bàn tay của chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều vật dụng như điện thoại hoặc đồ dùng sinh hoạt, vì thế nên khả năng trên tay chứa nhiều vi khuẩn là điều dễ xảy ra. Chính vì thế, việc chạm tay vào môi nhiều sẽ làm cho môi bạn dễ khô, vi khuẩn bám vào môi gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Đặc biệt, thói quen liếm môi khi cảm thấy môi bị khô còn là thói quen xấu của nhiều người, khiến môi khô hơn và bong tróc tế bào da.
6. Hạn chế thở bằng miệng
Việc thở bằng miệng sẽ khiến môi khô nhanh vì hơi thở làm mất đi độ ẩm trên đôi môi của mình. Ngoài ra, việc này còn làm cho miệng bị khô nước bọt, không thể rửa trôi vi khuẩn trong miệng dẫn đến hôi miệng và viêm nướu răng.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ cho việc trị khô môi hiệu quả, các bạn nên hạn chế thở bằng miệng
7. Mang khẩu trang khi đi ra ngoài
Khi đi ra ngoài, bạn cũng cần nhớ bảo vệ cho môi mình khỏi tác động của khói bụi, ánh nắng mặt trời bằng cách đeo khẩu trang.
Nếu có thể hãy dùng thêm kem dưỡng môi. Có như vậy, khi bước vào phòng điều hòa môi bạn mới đỡ bị khô hơn.
Minh Cherry (tổng hợp)